Tình hình thị trường đang có nhiều bất ổn. Trước tình hình Dịch Covid đang một lần nữa tái diễn và phát triển phức tạp. Thì thị trường chứng khoán vẫn không ngừng việc thu hút dòng tiền chảy vào. Dưới sức ép của việc dư nợ cho vay xấp xỉ vượt trần, có những công ty chứng khoán đã bắt đầu phải hạn chế cho phép vay ký quỹ. Nhiều mã cổ phiếu tăng nóng liên tục. Một số nhận định nổ ra về nguy cơ xuất hiện bong bóng trên thị trường. Tuy nhiên, theo nguồn tin tintucgioitre24h.com ghi nhận, các chuyên gia nhận định rằng thị trường vẫn chưa xuất hiện bong bóng trong thời điểm hiện tại.
Mục lục
Bong bóng thị trường chứng khoán là gì?
Bong bóng thị trường chứng khoán là một loại bong bóng kinh tế. Diễn ra trong thị trường chứng khoán. Khi những người tham gia thị trường đẩy giá cổ phiếu lên trên giá trị của họ. So với một số hệ thống định giá cổ phiếu.
Lý thuyết tài chính hành vi quy các bong bóng thị trường chứng khoán cho những thành kiến nhận thức dẫn đến hành vi của nhóm và bầy đàn. Bong bóng xảy ra không chỉ ở các thị trường trong thế giới thực; với sự không chắc chắn và tiếng ồn vốn có của chúng; mà còn ở các thị trường thử nghiệm rất dễ đoán. Trong phòng thí nghiệm, tính không chắc chắn được loại bỏ. Và tính toán lợi nhuận dự kiến sẽ là một bài tập toán học đơn giản. Bởi vì những người tham gia được ban cho các tài sản được xác định là có tuổi thọ hữu hạn. Và phân phối xác suất cổ tức đã biết. Các giải thích lý thuyết khác về bong bóng thị trường chứng khoán đã cho rằng chúng hợp lý, nội tại, và dễ lây lan.
Nhận định của chuyên gia về tình hình hiện tại
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán VPS
Tâm lý nhà đầu tư
Theo ông Lê Đức Khánh; Giám đốc Phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán VPS; Việt Nam đã diễn ra nhiều đợt dịch bệnh Covid 19. Ở những đợt dịch bệnh trước, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng khá nặng nề; song sau khi chao đảo một thời gian lại tiếp tục đi lên. Lần này, tâm lý nhà đầu tư đã vững vàng hơn trước.
“Tôi cho rằng, tâm lý nhà đầu tư không còn lo lắng xốc nổi như giai đoạn trước mà đã trấn tĩnh hơn. Ngoài ra, dòng tiền tham gia thị trường cũng rất lớn. Chứ không còn 4.000 – 5.000 tỷ đồng/phiên như giai đoạn trước. Cứ thị trường điều chỉnh là lại có dòng tiền mới đổ vào bắt đáy. Nhà đầu tư đã bắt đầu chấp nhận mặt bằng giá cao hơn”, ông Khánh nhận định.
Nhận định chung thị trường
Theo đại diện VPS, thị trường tăng không phải do bong bóng. Mà chủ yếu do nhà đầu tư đã tin tưởng hơn vào kênh đầu tư chứng khoán. Trong bối cảnh Chính phủ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng; lãi suất thấp như hiện nay; chưa có kênh nào hấp dẫn hơn chứng khoán. Hơn nữa, dù thị trường tăng. Song không phải cổ phiếu nào cũng tăng. mà chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp tốt. Còn so với mặt bằng chung của các nước. Giá cổ phiếu của Việt Nam vẫn chưa cao.
“Giá cổ phiếu nhiều nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí… ở Việt Nam vẫn đứng ở mức giá thấp. Một số mã cổ phiếu thời gian qua tăng trưởng tốt. Song chưa đến mức bong bóng; không phải tăng kiểu dựng đứng; tốc độ tăng phù hợp với sức khỏe; kỳ vọng lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp; cũng như triển vọng của thị trường mới nổi.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cũng phù hợp với triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022. Vì vậy, tôi cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam không có bong bóng. Mà chỉ đang trở nên hấp dẫn, thu hút dòng tiền hơn”. Ông Khánh nhận định.
FiinGroup
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của FiinGroup, sức khỏe các doanh nghiệp niêm yết đã hồi phục đáng kể. Tính đến ngày 7/5/2021, đã có 854/1851 ngân hàng và doanh nghiệp niêm yết trên ba sàn HoSE, HNX và UPCoM. Chiếm tới 95% vốn hóa toàn thị trường. Công bố báo cáo tài chính hoặc ước tính kết quả kinh doanh cho quý I/2021.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp phi ngân hàng
Cụ thể, quý I/2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp phi ngân hàng tăng 157%. So với cùng kỳ năm 2020. Bất chấp doanh thu chỉ nhích nhẹ 8,6%. Nguyên nhân tăng trưởng lợi nhuận “đột biến” của các doanh nghiệp phi ngân hàng trong quý I do cải thiện biên lợi nhuận của một số ngành bao gồm thép và dầu khí, cùng với đó là thu nhập từ hoạt động kinh doanh không cốt lõi và nền lợi nhuận rất thấp của cùng kỳ năm trước. Chênh lệch lớn giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu ghi nhận tại các ngành bất động sản, tiện ích, tài nguyên cơ bản, hóa chất và dầu khí.
Trong số các doanh nghiệp trên, có 546 doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh cho cả năm 2021 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng lần lượt 15,1% và 16,5%. Trong quý I/2021, các doanh nghiệp này đã hoàn thành 23% kế hoạch doanh thu và 27,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (chưa có doanh nghiệp nào trong nhóm Vingroup (chiếm 20% vốn hóa khối Phi ngân hàng) đưa ra kế hoạch kinh doanh cho năm nay).
Nhóm ngân hàng
Với 27 ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán, quý I/2021, lợi nhuận tăng trưởng 77,4%. So với cùng kỳ trong khi tổng thu nhập hoạt động tăng thấp hơn (28,4%). Nguyên nhân tăng trưởng lợi nhuận cua khối ngân hàng là do cải thiện biên lãi ròng NIM; tăng thu từ hoạt động dịch vụ; và giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Cổ phiếu ngân hàng vẫn trong xu hướng tăng giá kể từ ngày 26/4/2021. Nếu như mức tăng 2,8% của ngành trong tuần cuối tháng 4 được đóng góp nhiều nhất bởi VPB. Với thương vụ bán 49% tại FE Credit. Thì TCB đã dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng về mức tăng trong tuần đầu tháng 5. Nhờ câu chuyện về tăng trưởng lợi nhuận quý I cũng như triển vọng cả năm 2021.
Thời điểm hiện tại khó xảy ra hiện tượng bong bóng
Trong hai tuần đầu tháng 5/2021, thị trường chứng khoán đang lình xình. Theo ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Đầu tư và Phân tích thị trường Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nguyên nhân của tình trạng trên là do diễn biến dịch bệnh quay lại cộng với việc chưa có thông tin mới.
“Thời điểm hiện tại, thông tin về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp về cơ bản đã đầy đủ, thị trường tháng 5 đang điều chỉnh so với kết quả kinh doanh đó. Trong giai đoạn vừa qua, tình hình Covid-19 đang tương đối phức tạp, cùng với đó tháng 5 đang rơi vào vùng khoảng trống thông tin, tuy vậy, hiện tại thị trường đang có diễn biến tương đối ổn định”, ông Nam nhận định.
Nguy cơ bong bóng chứng khoán được nhiều nước cảnh báo, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, bong bóng tài sản có thể xảy ra tại một số nước có các gói cứu trợ lớn, Chính phủ bơm “tiền tươi” ngập thị trường, người dân mang tiền đổ vào chứng khoán. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguy cơ bong bóng khó xảy ra do các gói cứu trợ chủ yếu bằng cơ chế chứ không phải bằng tiền mặt.
“Chúng ta nhìn toàn cầu nhưng cũng phải căn cứ thực tế Việt Nam. Cảnh báo nguy cơ là rất cần thiết, song bong bóng thì chưa, chúng ta vẫn đang kiểm soát chặt chẽ thị trường chứng khoán và bất động sản”, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhận định.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn