Bún mọc chân giò chắc là món ngon không mấy xa lạ với người dân Việt Nam. Cách nấu món bún mọc chân giò vừa hấp dẫn, thơm ngon mà lại vừa giúp bạn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho một khởi đầu mới. Đây cũng là một trong số những món ăn hấp dẫn được nhiều gia đình đặc biệt ưa thích. Nhưng để đảm bảo cho một món bún mọc chân giò thơm ngon, hấp dẫn vào buổi sáng bạn cần áp dụng công thức và nguyên liệu một cách hợp lý. Sau đây, Tintucgioitre24h sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm món bún mọc chân giò thơm ngon vào những bữa sáng mùa đông lành lạnh.
Mục lục
Lợi ích tuyệt vời từ chân giò
- Làm đẹp da: Chất keo trong móng giò khi được hấp thu vào cơ thể con người sẽ giúp các tế bào da giữ được thủy phần. Nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.
- Phòng ngừa bệnh tật: Thường xuyên ăn móng giò sẽ có tác dụng nhất định đối với các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu. Đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể. Qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu.
- Phục hồi sức khỏe: Đối với những người trong khi hồi phục sức khỏe sau khi mổ do bị bệnh nặng thì ăn móng giò có lợi cho việc hồi phục sinh lý bình thường của các nhóm tế bào. Nó giúp tăng nhanh sự thay đổi chất, khiến cho cơ thể con người không bị lão hóa.
- Điều trị bệnh suy nhược thần kinh: Móng giò có tác dụng rất rõ rệt trong việc chữa trị bệnh suy nhược thần kinh, cải thiện trạng thái trầm cảm.
- Tốt cho phụ nữ sau khi sinh: Sau khi vượt cạn một phần mất rất nhiều năng lượng và nước. Một phần do quá trình mang thai khiến cơ thể mất rất nhiều chất. Thế nên người mang thai cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục, cũng như có sữa nhiều hơn cho con bú.
Giới thiệu món bún mọc chân giò
Dù là với cách nấu nào thì món bún mọc chân giò với nước dùng ngọt xương và những viên mọc. Tất cả đều mang lại hương vị nhẹ nhàng mà hấp dẫn cho người dùng. Món bún mọc chân giò được bắt nguồn từ làng Mọc (Hà Nội). Nhưng ngày nay nó đã có mặt khắp các vùng miền với cách nấu có một chút thay đổi ở mỗi nơi. Món này tuy trông đơn giản nhưng lại là món ăn yêu thích của khá nhiều người. Không những thế với cách chế biến cũng khá đơn giản thì các bà nội trợ rất thích tự tay mình nấu món bún này tại nhà.
Đây là món mà bạn thưởng thức vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày cũng hợp. Nó đặc biệt thích hợp với buổi sáng mùa đông se lạnh. Bún mọc chân giò hấp dẫn bởi đặc trưng là nồi nước lèo được hầm với xương giò và mọc nên nước rất ngọt và có mùi thơm đặc biệt.
Chế biến món bún mọc chân giò
Chuẩn bị nguyên liệu
- Giò heo
- Mộc hay còn gọi là giò sống nha.
- Trứng cút, nấm mèo.
- Rau sống: xà lách, giá, bắp chuối và các loại rau thơm.
- Sả cây, ớt, chanh, hành ngò
- Bún.
Cách thực hiện bún mọc chân giò
- Bước 1: Giò chặt khúc nhỏ, ướp đầy đủ gia vị; đặc biệt là sả cây đập nhỏ cùng bỏ vào tô giò trộn đều lên ướp tầm 30 phút. Rồi phi hành tỏi xong đổ tô giò đã ướp vào xào cho săn lại. Sau đó cho nước sôi vào hầm 30 phút.
- Bước 2: Mọc thì bằm hành ngò và nấm mèo thật nhỏ sau đó trộn vào tô mọc. Lấy muỗng đảo đều lên cho thêm ít nước mắm và bột ngọt sau đó trộn đều lên để 20 phút.
- Bước 3: Rau thì trộn các loại lại với nhau là được.
- Bước 4: Sau khi hầm nồi giò heo được 30 phút rồi thì lấy trứng cút bỏ vào. Sau đó lấy mọc vò thành viên rồi thả vào nồi nước giò heo đã hầm thêm 20 phút nữa. Rồi nêm nếm lại gia vị vừa ăn. Cuối cùng thì thêm hành ngò cho thêm mùi thơm rồi thưởng thức.
Nếu bạn muốn ăn mọc có độ dai dai nhất định thì có thể ăn tới đâu mới cho mọc vào tới đó. Bạn có thể thêm chả quế và chả chiên mỗi loại một ít thì tô bún mọc chân giò của bạn sẽ càng hấp dẫn hơn.
Nguồn: congthucmonngon.com