Điện thoại vào nước thì làm sao?
Mất:5 phút, 27 giây để đọc.

Nếu người dùng vô tình làm rơi điện thoại smartphone xuống nước, cần thực hiện các bước cơ bản để tránh tình trạng máy bị hư hỏng nặng. Bởi vào nước là một trong những sự cố thường gặp khi sử dụng điện thoại. Theo báo cáo của “Guardian”, một nghiên cứu của một công ty phụ kiện cho thấy 25% người dùng làm hỏng điện thoại thông minh của họ do các vấn đề liên quan đến nước hoặc chất lỏng.

Làm rơi xuống nước và chất lỏng từ bên ngoài sẽ nhanh chóng xâm nhập vào điện thoại. điều sẽ khiến smartphone gặp một số lỗi như, loa ngoài có dấu hiệu bị rè, đọng nước trong camera làm mờ camera, hỏng màn hình hoặc các cổng kết nối, thậm chí nặng hơn là chập mạch trên bo mạch chủ. Ngày nay, nhiều điện thoại thông minh không thấm nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó chỉ giúp thiết bị hoạt động sau khi tiếp xúc với nước chứ không thể chống thấm nước hoàn toàn.

Những bước cần nhanh chóng xử lý khi điện thoại vào nước

Những bước cần nhanh chóng xử lý khi điện thoại vào nước

Đây là những bước xử lý cơ bản nếu điện thoại bị vào nước. Qua đó giảm khả năng hỏng hóc của máy.

– Bước 1: Lập tức tắt điện thoại, không ấn nút.

– Bước 2: Nếu điện thoại có khả năng kháng nước, bị chất lỏng không phải nước tràn vào. Apple và Samsung khuyến cáo người dùng rửa sạch điện thoại bằng cách nhúng vào nước. Không đặt dưới vòi nước chảy, có thể làm hỏng máy.

– Bước 3: Lau khô điện thoại bằng khăn giấy hoặc vải mềm.

– Bước 4: Lắc nhẹ máy để nước văng khỏi cổng sạc. Tránh lắc mạnh vì có thể khiến nước lan rộng hơn.

– Bước 5: Tháo thẻ SIM.

– Bước 6: Dùng bình xịt khí nén để thổi nước ra ngoài (nếu có). Tránh sử dụng máy sấy nóng vì có thể làm hỏng gioăng cao su và màn hình.

– Bước 7: Đặt điện thoại trước quạt gió để làm khô, chú ý các cổng kết nối.

– Bước 8: Đặt điện thoại vào hộp kín chứa các gói hút ẩm (có trong hộp bánh, giày, balo…). Hoặc chất làm khô tương tự.

– Bước 9: Cắm sạc khi đảm bảo điện thoại đã khô. Sạc pin khi chất lỏng còn bên trong có thể gây hỏng nặng hơn. Theo Apple, người dùng cần chờ ít nhất 5 tiếng sau khi điện thoại khô để cắm sạc.

Vì sao không nên bỏ điện thoại vừa bị rơi nước vào thùng gạo?

Vì sao không nên bỏ điện thoại vừa bị rơi nước vào thùng gạo?

Thứ nhất, đúng là gạo có khả năng hút nước cực tốt. Thế nhưng gạo sẽ không thể hút được nước một cách triệt để và nhanh chóng như những phương pháp chuyên dụng như sử dụng máy hút ẩm hoặc là các gói hút ẩm. Hơn nữa, sẽ có những hạt nhỏ bị vỡ sẽ dễ dàng chui vào các cổng kết nối trên thiết bị. Ví như cổng sạc, cổng âm thanh 3.5mm , khe loa,…và khi gặp môi trường ẩm cao. Nó sẽ phình to ra và lúc này việc loại bỏ những hạt gạo ra khỏi máy. Cộng thêm việc máy bị rơi nước sẽ là rất khó khăn đối với bạn đấy.

Ngoài bỏ vào thùng gạo ra, bạn cũng không nên sử dụng máy sấy, tăm bông hoặc đập, lắc mạnh điện thoại. Vì những cách làm này chỉ khiến cho chiếc điện thoại của bạn bị hỏng nặng hơn mà thôi.

Sau cùng, nếu nhận thấy tình trạng của máy quá nguy kịch và không thể tự mình sơ cứu được nữa. Thì hãy ngay lập tức mang chúng qua các cơ sở sửa chữa uy tín. Theo như một thợ sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp chia sẻ trên diễn đàn công nghệ Reddit thì đa phần các thiết bị điện tử khi bị rơi nước thì hoàn toàn có thể cứu được nếu như người dùng mang chúng đi sửa chữa trong vòng 48h đầu. Tất nhiên, phòng bệnh không bằng chữa bệnh, vậy nên bạn vẫn cần bảo vệ điện thoại của mình một cách chu đáo trước những tai nạn không mong muốn bằng cách sử dụng túi chống nước, popsocket…

Hãy kiểm tra trạng thái vào nước thiết bị

Hãy kiểm tra trạng thái vào nước của điện thoại

Smartphone của Apple, Samsung và một số hãng được trang bị quỳ tím. Nó giúp người dùng kiểm tra nếu máy từng bị vào nước. Trên iPhone 5 trở lên, quỳ tím được đặt tại vị trí khe gắn SIM. Với iPhone 4s trở xuống, bạn có thể kiểm tra quỳ tím trong cổng tai nghe 3,5 mm hoặc cổng sạc. Các smartphone của Samsung có quỳ tím đặt trong khe SIM. Quỳ tím bình thường có màu trắng, nhưng sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ nếu điện thoại bị vào nước. Bên cạnh quỳ tím, một số smartphone mới hơn sẽ hiện cảnh báo nếu cổng sạc dính nước, chỉ biến mất khi cổng sạc được làm khô.

Khả năng kháng nước cũng không nên bỏ qua

Khả năng kháng nước cũng không nên bỏ qua

Khả năng kháng nước trên smartphone được đo theo tiêu chuẩn IP (Ingress Protection). Bao gồm ký tự chữ hoặc số, cho biết thông tin về mức độ bảo vệ với một tác động khác nhau. Theo đó, ký tự thứ nhất thể hiện mức độ bảo vệ đối với tác động từ các vật thể rắn. Bắt đầu từ số 1 (bảo vệ khỏi những lần chạm vô tình từ tay) cho đến số 6 (chống bụi hoàn toàn). Ký tự thứ 2 thể hiện khả năng kháng nước xâm nhập. Bắt đầu từ 1 (chống lại các khối chất lỏng ngưng tụ) cho tới 8 (chịu được áp lực nước ở độ sâu trên 1 m).

Ví dụ, chuẩn IP68 nghĩa là điện thoại có khả năng chống bụi và vật thể cứng, hoạt động bình thường trong môi trường nước ở độ sâu lên đến 1 m. Riêng iPhone 12, Apple cho biết máy có thể chịu nước ở độ sâu tối đa 6 m trong thời gian 30 phút. Dù có khả năng kháng nước. Các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng tránh ngâm điện thoại vào chất lỏng hoặc mang ra biển. Bởi hàm lượng muối trong đại dương có thể ăn mòn các bộ phận bên trong gây hỏng máy. Các sự cố do vào nước cũng không được hãng bảo hành.

Nguồn: zingnews.vn