8 năm trước Google đã thực hiện dự án khá mạo hiểm của mình Project Loon. Dự án được coi là “điên rồ” khi dự định dùng hàng nghìn khinh khí cầu để cung cấp Internet. Từ khi công bố dự án đã nhận được rất nhiều đánh giá từ cộng đồng mạng và trực tiếp. Mức độ khả thi của dự án được cho là vô cùng thấp bởi những rủi ro có thể gặp. Mới đây Loon đã bị đóng cửa kèm theo những chia sẻ từ Google X. Hãy cùng Công nghệ internet tìm hiểu về sự án kỳ lạ này bạn nhé.
Mục lục
Quyết định đóng cửa Loon
Theo Forbes, Alphabet, công ty mẹ của Google, quyết định đóng cửa Loon. Đây là bộ phận ra đời năm 2013 với mục tiêu phát triển bóng bay hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Các bóng bay này còn có khả năng di chuyển dưới sự định hướng của AI.
“Hành trình thương mại hóa diễn ra lâu hơn và rủi ro hơn nhiều so với kỳ vọng”, Astro Teller, người đứng đầu bộ phận Google X, chia sẻ trên blog. “Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ bắt đầu giảm hoạt động và Loon sẽ không còn là một trong những dự án ‘đặt cược’ của Alphabet nữa”.
Những hoạt động mà internet khinh khí cầu triển khai
Thử nghiệm Kenya, New Zealand, Peru, Puerto Rico
Là dự án thuộc Google X, Loon được tách ra thành công ty riêng biệt vào năm 2018. Hãng đã thử nghiệm phát Internet khinh khí cầu tại Kenya, New Zealand và Peru. Năm 2017, Loon cũng triển khai khinh khí cầu đến Puerto Rico để cung cấp kết nối mạng cho người dân sau khi cơn bão Maria tàn phá khu vực, đánh sập các tháp điện thoại di động.
Internet khinh khí cầu không phải là mô hình bền vững
Dù đạt được thành công nhất định, Google không nhìn thấy ở Loon một mô hình kinh doanh bền vững. “Dù một số đối tác sẵn sàng đồng hành suốt chặng đường, chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách hoạt động với chi phí đủ thấp để xây dựng một doanh nghiệp lâu dài và bền vững”, Alastair Westgarth, Giám đốc điều hành của Loon, giải thích.
Vấn đề đến từ lợi nhuận
Theo Wired, vấn đề của Loon không liên quan tới công nghệ mà là lợi nhuận. 93% khu vực trên thế giới hiện nay có thể truy cập Internet theo những cách khác nhau. Số ít còn lại hoặc không quan tâm tới việc truy cập, hoặc không đủ tiền mua điện thoại LTE – thiết bị cần thiết để kết nối với Loon để sử dụng Internet.
Cơ chế hoạt động của internet khinh khí cầu
Khinh khí cầu của Google kết nối với trạm tiếp nhận trên mặt đất và cung cấp Internet trong phạm vi 10.000 km vuông. Phạm vi này rộng gấp 200 lần so với các tháp viễn thông truyền thống. Các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho khinh khí cầu và người dùng có thể kết nối qua điện thoại LTE. Tốc độ download hiện đạt 19 Mb/giây còn tốc độ uplink là 4,74 Mb/giây. Độ trễ cũng rất thấp, chỉ 19 millisecond (19 phần nghìn giây) trong một thử nghiệm gần đây.
Với hệ thống định hướng máy học và trí tuệ nhân tạo, khinh khí cầu Loon có thể tự huấn luyện mình cách nâng lên, hạ xuống. Nhờ đó tìm kiếm những cơn gió phù hợp. Ngoài ra còn có thể di chuyển tới nơi cần đến và giúp chúng đạt độ phủ sóng tối đa.
Thông tin về một dự án internet khác
Bên cạnh Loon, một dự án khác cũng đang được quan tâm là cung cấp Internet tới những khu vực xa xôi trên trái đất qua các vệ tinh Starlink của SpaceX. Tuy vậy, dự án của tỷ phú Elon Musk cũng đang gặp rào cản về chi phí còn đắt đỏ. Mức chi phí cao như vậy không thể mang internet đến với các vùng có thu nhập thấp. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về dư án này tại mục Công nghệ internet của Tin tức giới trẻ.
Nguồn: vnexpress.net