nhà thờ lớn Hà Nội
Mất:4 phút, 13 giây để đọc.

Nếu như thành phố Hồ Chí Minh có nhà thờ Đức Bà, thì Hà Nội cũng có nhà thờ lớn. Đây là 1 trong những công trình được Pháp xây dựng. Bề ngoài nhà thờ lớn mang hơi hướng kiến trúc Đông Dương. Cùng với sự cổ kính và pha trộn nét văn hóa Việt Nam đã tạo nên sự lãng mạn, hoài xưa. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch bậc nhất xứ thủ đô mà bạn không thể bỏ qua nếu có cơ hội du lịch tại Hà Nội.

Nhà thờ lớn thủ đô

biểu tượng check in hà nội

Một trong những địa điểm được coi là biểu tượng check in của Hà Nội. Là nơi mà du khách từ khắp các tỉnh thành trong cả nước hay các du khách quốc tế đến Thủ đô cũng đều muốn ghé qua thăm, chụp một tấm ảnh kỷ niệm, đó chính là Nhà thờ Lớn.

Đối với các du khách thì là vậy, còn đối với những người dân sống ở Hà Nội thì Nhà thờ Lớn cũng gắn với rất nhiều dịp quan trọng. Vào các ngày lễ lớn, nhất là Noel, nơi này trở thành điểm đến của đông đảo người dân. Hay một kỷ niệm khác gắn với Nhà thờ mà không thể không kể đến, chính là ngồi trà chanh Nhà thờ.

Vào các buổi tối, các cuối tuần, nhiều người dân thường ghé đến uống trà chanh, ăn ném nướng… Điều đó đã trở thành thói quen và sở thích của nhiều người. Mặc dù vào thời gian xảy ra dịch bệnh như hiện nay, người dân hạn chế tập trung nên khu vực Nhà thờ Lớn không còn nhộn nhịp như trước. Thế nhưng chắc rằng, sau khi mọi thứ ổn định trở lại. Nơi này sẽ lại trở thành điểm đến của đông đảo người dân Thủ đô và các du khách khi tới Hà Nội.

Nhà thờ lớn chính thức thay áo mới

nhà thờ lớn sửa chữa

Từ hàng chục năm nay, hình ảnh Nhà thờ Lớn với kiến trúc cổ kính đã in đậm trong tấm trí người dân. Trở thành hình ảnh quen thuộc trong các tấm ảnh check in được lan truyền khắp các mạng xã hội. Ít ai có thể hình dung đến một ngày, Nhà thờ Lớn được “thay áo mới” thì sẽ như thế nào.

Những ngày gần đây, khi tới phố Nhà Chung, nơi mà Nhà thờ Lớn toạ lạc. Người ta lại bắt gặp những hình ảnh như thế này…

Nhà thờ lớn Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng trên đất cũ của chùa Báo Thiên – ngôi chùa dưới thời vua Lý Thánh Tông. Vào thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá vỡ  trở thành địa phận họp chợ của dân Đại Việt. Sau đó, giáo hội Công giáo được chính quyền giao lệnh xây nhà thờ. Ban đầu chỉ làm tạm bằng gỗ. Đến cuối thế kỷ XIX (năm 1884), nhà thờ được thi công khang trang hơn bằng gạch nung. Do Giám mục Puginier thiết kế và giám sát thi công. Đến năm 1887 nhà thờ hoàn thành. Và lễ khánh thành được tổ chức vào đúng dịp Giáng sinh năm đó. Tính đến nay cũng đã hơn 130 năm. Có lẽ bởi vậy mà người ta gọi đây là một biểu tượng của Thủ đô đã đi qua 3 thế kỷ.

Kiến trúc độc đáo

kiến trúc độc đáo

Được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Nhìn tổng quan Nhà thờ lớn giống như Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp nhưng có sự giao thoa giữa phương Đông và văn hóa Thiên chúa giáo và một phần của Phật giáo.

Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng bằng đất nung và giấy bổi. Có chiều cao khoảng 65m, rộng 21m. Hai tháp chuông cao 31,5 m, bốn góc xung quanh là 4 trụ đá cao to. Trên đỉnh Nhà thờ có cây thánh giá bằng đá. Liên kết với nó là hệ thống gồm 5 quả chuông treo trên hai tháp. Bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh.

Một số chi tiết trang trí ở khu cung thánh đã bị biến tấu bằng nét văn hóa dân gian Việt Nam như chạm khắc, sơn son thếp vàng nhìn khá độc đáo và tinh vi. Những lớp vôi cũ nhuốm màu rêu phong càng tăng thêm vẻ cổ kính, trầm mặc cho Nhà thờ lớn. Song, trái ngược với vẻ bên ngoài đó, kiến trúc bên trong vẫn giữ được vẻ hiện đại vốn có.

Trải qua nhiều năm tháng, những bức tường của Nhà thờ Lớn đã trở nên rêu phong. Cách đây không lâu, người ta đã bắt đầu kế hoạch sửa chữa lại nơi này. Hiện tại vẫn chưa rõ kế hoạch tu sửa này sẽ thay đổi Nhà thờ Lớn như thế nào. Vì thế, hãy cứ cùng ngắm vẻ đẹp của Nhà thờ Lớn Hà Nội trước khi được “thay áo mới” hoàn toàn nhé!

Nguồn: kenh14.vn