Do nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo giá trị GDP được công bố và lớn thứ hai toàn cầu tính theo ngang giá sức mua) cũng bị tác động đáng kể. Theo thống kê trong năm 2020, nền kinh tế nước Mỹ đã giảm sút 3.5%. Đây là con số lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Nước Mỹ đã chịu nhiều ảnh hưởng chưa từng có trước đây. Cụ thể kinh tế suy sút, tỷ lệ người dân không có việc làm tăng cao, các cửa hàng lớn buộc ngưng hoạt động… Tuy nhiên thời gian gần đây, nhìn chung nền kinh tế Mỹ đã có nhiều khởi sắc và có dấu hiệu khả quan trở lại. Nguyên nhân tại sao, hãy cùng Tintucgioitre24h lý giải qua bài viết sau đây.
Mục lục
Nhìn lại nền kinh tế nước Mỹ trong năm 2020
Theo số liệu, GDP đã tuột dốc 9,5% trong quý II/2020. Giảm 32,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất của một quý, kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua. Ghi dấu mức tăng trưởng tồi tệ nhất tính từ năm 1947. Cùng với mức giảm gần 5% trong quý I/2020, nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Nguyên nhân chính của đợt suy thoái quý vừa qua là do người tiêu dùng Mỹ cắt giảm chi tiêu tới 34,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đây là yếu tố đóng góp đến 2/3 GDP. Dịch COVID-19 chính là mối đe dọa lớn nhất của nền kinh tế Mỹ hiện nay. Tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh. Đặc biệt là tình trạng thua lỗ tài chính của các doanh nghiệp nhỏ.
Chuyển biến tích cực của nền kinh tế Mỹ
Nền kinh tế Mỹ đang phát đi nhiều tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, doanh thu tiêu dùng bật tăng… Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ lần đầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Gói tiền cứu trợ 1.900 tỷ USD dường như cũng có những tác dụng ban đầu. Khi doanh thu tiêu dùng của Mỹ đã bật tăng trong tháng trước.
Ngoài gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden, một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho sức khoẻ của nền kinh tế tiêu dùng Mỹ khá hơn lên chính là việc tiêm phòng vaccine được triển khai rộng rãi. Các lệnh giới nghiêm đặt ra với các doanh nghiệp cũng bắt đầu được gỡ bỏ hoặc nới lỏng tại nhiều bang.
Tháng 3, ghi nhận doanh thu tại các chuỗi bán lẻ và nhà hàng tăng trưởng tới 9,8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2020. Các chuyên gia lạc quan rằng đà tiêu dùng này sẽ giữ được lâu. Vì trong suốt 1 năm qua, các hộ gia đình đã tích cóp và tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
Tình hình tăng trưởng của nền kinh tế nước Mỹ
Ông Steven Ricchiuto – chuyên gia kinh tế trưởng chi nhánh Mizuho tại Mỹ cho biết. “Con số tăng trưởng của mảng tiêu dùng thật sự rất khả quan. Tuy nhiên, để đạt được mức dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 là 7,5% là rất khó. Theo tôi, dữ liệu này cho thấy tăng trưởng GDP vào khoảng 5,5 – 6% thì khả thi hơn. Nói cách khác, thị trường vẫn đang thận trọng.
Nhìn về thị trường lao động, vẫn còn rất nhiều người lao động Mỹ chật vật chống chọi với tác động kinh tế. Nguyên nhân do đại dịch nhưng đã có một vài tín hiệu đáng mừng. Mới đây, Chính phủ Mỹ công bố số đơn trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống chỉ còn 576.000 đơn tuần trước. Mức thấp kỷ lục kể từ đầu đại dịch.
“576.000 đơn thất nghiệp cũng vẫn nằm ở mức cao cho thấy là những ai đã mất việc do đại dịch vẫn đang thất nghiệp. Nhưng đồng thời cũng cho thấy xu thế là đã có những ngành nghề mới. Tạo ra những công ăn việc làm kiểu mới thời đại dịch. Thay thế cho những công việc kiểu cũ có thể đã mất đi mãi mãi”, ông Steven Ricchiuto nói.
Ông Steven Ricchiuto: “Cục Dự trữ Liên bang vẫn còn khả năng cung cấp thanh khoản cho hệ thống. Chủ tịch Jerome Powell đã nhiều lần chỉ ra rằng điều này sẽ được thực hiện trong một thời gian khá dài.
Tạm kết
Ngoài các bảng cân đối vĩ mô ra, còn có bảng cân đối của hộ gia đình. Bảng cân đối của doanh nghiệp phi tài chính và bảng cân đối của ngân hàng đều rất lành mạnh. Tất cả đều ngụ ý về cơ bản rằng nền kinh tế đang hồi phục một cách vững chắc. Bây giờ, liệu chúng ta có thể tăng trưởng ở mức 5% hay 6% liên tục mà không có thêm kích thích? Không! Nếu không có kích thích, nền kinh tế sẽ lại quay về mức tăng trưởng thấp trong vài năm tới”.
Nguồn: vtv.vn