Những loại rau nhất định phải chần trước khi ăn
Mất:5 phút, 34 giây để đọc.

Không phải tất cả các loại rau củ quả đều có cách nấu giống nhau, mỗi loại sẽ có một bí quyết riêng đặc trưng cho loại đó. Một số loại rau sau khi nấu chín sẽ mất đi dinh dưỡng, một số loại khác nếu không chần trước khi ăn thì có thể sinh ra các độc tố có hại cho cơ thể. Đặc biệt, đối với người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu hơn người bình thường thì càng cần chú ý hơn đến việc chần rau trước khi nấu. Hiểu được tâm lí này của các bạn nên Tintucgioitre24h sẽ cung cấp cho bạn vài thông tin về các loại rau củ quả phải chần trước khi nấu.

Súp lơ xanh

Là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng, chứa thành phần có thể ức chế các tế bào ung thư, ngăn ngừa khối u nhưng bông cải xanh lại thuộc nhóm rau khó rửa nhất. Nguyên nhân là bởi bông cải xanh có cấu trúc phức tạp, nhiều khe, kẽ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, ngoài việc ngâm bông cải xanh trong nước muối loãng trước để loại bỏ côn trùng, bụi bẩn bám vào, bạn còn cần luộc qua nước sôi để khử trùng hoàn toàn. Sau khi luộc sơ, bạn nên chần nhanh qua nước lạnh để đảm bảo độ giòn và màu xanh cho súp lơ.

Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi

Dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng rau cải bó xôi cần phải được chần trước khi chế biến vì nó có chứa axit oxalic. Chất này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu khi ăn, bạn không chần rau cải bó xôi thì sẽ không loại bỏ được axit oxalic, gây loãng xương hoặc hình thành nên sỏi trong cơ thể.

Rau dền phải chần trước khi ăn

Rất hiếm người chần rau dền trước khi ăn nhưng thực tế, đó lại là sai lầm lớn. Giống với rau chân vịt, rau dền cũng là một loại rau có hàm lượng axit oxalic cao. Chính vì thế chần rau dền trước khi chế biến giúp làm giảm hàm lượng axit oxalic, thậm chí là cả vị đắng của rau.

Quả đậu

Đậu cô-ve và đậu lăng được nhiều người yêu thích. Vì chúng có độ giòn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, những loại đậu này lại có chứa nhiều saponin và lectin thực vật. Đây là những chất có tác dụng kích thích đường ruột và dạ dày nhất định. Chính vì thế nếu không chần trước khi ăn thì sẽ khiến bạn bị đầy bụng, đau bụng, buồn nôn,… thậm chí là ngộ độc. Khi chần quả đậu trong nước, các chất độc sẽ bay hơi, tự tan ra ở nhiệt độ cao.

Đặc biệt những ai có dạ dày kém thì phải chần qua đậu trước khi ăn nấu. Như vậy sẽ có những lợi ích nhất định đối với cơ thể chúng ta. Sau khi chần quả đậu trong nước, các chất độc sẽ bay hơi, tự tan ra ở nhiệt độ cao. Như vậy, nó sẽ không còn gây hại nhất định cho cơ thể con người khi ăn sau này.

Chần măng tây để loại bỏ chất độc

Chần măng tây để loại bỏ chất độc

Măng tây là một trong những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi ăn, bạn cần chần qua nước nóng để các chất độc hại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với măng tây có thân nhỏ, bạn hãy chần trong 2 phút. Cây thân trung bình thì cần 3 phút. Còn các loại măng có thân to bạn sẽ cần 4 phút. Làm như vây là để chần để vừa tốt cho sức khỏe, không làm mất đi hương vị, độ giòn lại vừa giữ cho măng tây luôn xanh.

Chần măng tươi trước khi nấu

Măng cũng là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Bởi có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, dù là măng tươi hay măng ngâm chua thì măng cũng cần phải được chần trước khi nấu với nước sôi từ 15-20 phút. Lý do là bởi trong măng thường có chứa chất độc tố. Nếu như bạn không chần qua nước sôi thì dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.

Mầm hương thung

Hương thung không chỉ ngon mà theo y học phương Đông. Nó có tác dụng chữa bệnh nhất định như giải nhiệt, tiêu độc; cải thiện đường tiêu hóa, giúp mắt sáng, lưu thông khí huyết. Mầm hương thung rất dễ hấp thụ nitrat trong đất và chuyển hóa thành nitrite. Thông thường, hàm lượng nitrite trong rau khá thấp, cơ bản không vượt quá 1mg/kg. Tuy nhiên, trong hương thung có hàm lượng nitrite khá cao, có lúc tính bằng đơn vị g/kg.

Hàm lượng nitrat và nitrite trong hương thung ở các thời kỳ là khác nhau. Ở giai đoạn nảy mầm là thấp nhất và sẽ tăng dần theo thời gian. Nitrite có thể kết hợp với hemoglobin trong cơ thể gây trúng độc. Thông qua chần nước sôi, có thể thấy rằng nitrite trong hương thung giảm đáng kể trong vòng 15 đến 45 giây mà vẫn giữ được vitamin C và polyphenols. Đương nhiên, sau khi chần, hương thung vẫn không có vị đắng. Đồng thời màu đỏ của rau nhạt bớt làm nổi bật hơn màu xanh, giúp món ăn trông hấp dẫn hơn.

Cây rau sam

Cây rau sam

Cây rau sam vừa là dược phẩm hữu ích với cơ thể con người, vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Cây rau sam chứa nhiều khoáng chất, nguyên tố vi lượng và các nhóm vitamin có lợi cho sức khỏe như: sắt, đồng, phốt pho, magie, mangan,…

Tuy nhiên, đây là loại cây thân thảo với thân bò sát mặt đất. Chúng chủ yếu mọc dại ở những vùng đất ẩm ướt như bên bờ ruộng, dọc đường đi, sông suối. Đặc điểm sinh trưởng đã khiến loài cây mọc ngoài tự nhiên này xen lẫn với nhiều bụi bẩn. Các hạt bụi mịn xen lẫn khói bụi ô nhiễm bám vào từng lá, hoặc còn dư cặn thuốc trừ sâu. Nếu muốn rau sam phát huy được tác dụng bổ ích cho sức khỏe, người nội trợ nên nhớ chần qua trước khi ăn để loại bỏ các tạp chất và chất độc hại tồn dư.

Nguồn: congthucmonngon.com