Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất là điều thiết yếu cho tất cả mọi người. Hơn bao giờ hết, đối với giai đoạn phát triển của lứa tuổi vị thành niên, chế độ dinh dưỡng lại càng đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhiều trẻ vị thành niên lại có thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng . Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển cũng như sức khỏe cơ thể. Muốn bản thân thay đổi thói quen ăn uống cần nổ lực và thời gian, nhưng với những cách đơn giản sau đây cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn theo từng ngày. Hãy cùng tintucgioitre24h tham khảo các lời khuyên về cách thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ vị thành niên dưới đây nhé! .
Mục lục
Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh
Nhiều trẻ vị thành niên ăn thức ăn nhanh mỗi ngày. Thức ăn nhanh bao gồm thức uống có đường như đồ uống có ga và các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có hại như khoai tây chiên. Tuy nhiên, cơ thể của con bạn sẽ không thể hoạt động tốt nếu bé cứ ăn những loại thức ăn nhanh chứa ít chất dinh dưỡng như vậy. So với các thực phẩm nấu ở nhà, thức ăn nhanh luôn có:
- Hàm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa cao hơn;
- Hàm lượng muối nhiều hơn;
- Hàm lượng đường nhiều hơn;
- Hàm lượng chất xơ thấp;
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi và sắt thấp hơn;
- Chứa nhiều calo hơn do phần ăn phục vụ thường lớn hơn.
Bệnh nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở tuổi trung niên. Nghe thì có vẻ quá xa xôi cho trẻ ở tuổi vị thành niên, tuy nhiên một số thanh thiếu niên có thể đã mắc bệnh mà không hay biết. Một chế độ ăn uống nghèo nàn, chứa quá ít chất dinh dưỡng có thể làm con bạn tăng cân, cao huyết áp, táo bón, mệt mỏi. Có thể gây thiếu tập trung ngay cả khi con bạn đang còn rất trẻ.
Nên thực hiện mỗi ngày
- Hãy cho con bạn ăn sáng mỗi ngày. Bạn có thể cho con ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc ăn sáng với sữa ít béo chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra con bạn cũng có thể ăn sáng với sữa chua hoặc bánh mì nướng làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Bữa ăn này có thể được chế biến nhanh gọn nhưng vẫn tốt cho sức khỏe của trẻ vị thành niên.
- Không bao giờ cho phép con bỏ bữa trưa hoặc bữa tối.
- Hãy tự sáng tạo và nghĩ ra cách thức mới để nấu các món ăn lành mạnh. Bạn có thể giảm bớt lượng chất béo có trong các món ăn bằng cách thay đổi phương pháp nấu ăn. Ví dụ như xào, luộc hoặc sử dụng lò vi sóng thay vì chiên.
Cố gắng thay đổi những thói quen nhỏ vào chế độ ăn uống
Những thay đổi nhỏ luôn có thể tạo nên những tác động lớn, vậy nên bạn hãy cố gắng giúp con:
- Bớt dùng các loại đồ uống có đường như nước ngọt và uống tăng lực. Uống các loại nước này ở dạng không đường có thể không sao nhưng đôi khi, đồ uống không đường vẫn có thể chứa axit làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nước chính là loại thức uống lành mạnh nhất. Bạn có thể thêm một lát chanh hoặc cam để tạo hương vị.
- Bạn nên để một bát trái cây trên bàn ở nhà thay vì tích trữ các loại đồ ăn vặt chứa ít năng lượng để bé ăn hàng ngày.
- Hãy giảm kích thước phần ăn của con.
- Đừng nên thêm quá nhiều muối vào thức ăn.
- Khuyến khích con bạn thay đổi nơi gặp gỡ bạn bè. Thay vì gặp mặt tại các cửa hàng thức ăn nhanh, con bạn có thể gặp nhau tại các cửa hàng phục vụ các loại thức ăn lành mạnh, chẳng hạn như sushi.
Tạo các suy nghĩ tích về các loại thức ăn cho con
Con bạn có thể có những thông tin hoặc niềm tin sai lệch liên quan đến các loại thức ăn lành mạnh. Vậy nên đừng để bé lựa chọn thực phẩm mình ăn dựa trên những suy nghĩ sai lầm ấy. Hãy khuyến khích con bạn:
- So sánh giá cả của các loại thức ăn nhanh với giá của các thực phẩm lành mạnh để thấy rằng ‘lành mạnh’ không đồng nghĩa với ‘đắt’.
- Thử nghiệm ăn các món ăn với các nguyên liệu khác nhau. Con bạn sẽ khám phá ra rằng một bữa ăn nấu với nguyên liệu tươi sống sẽ luôn ngon hơn rất nhiều.
- Ăn các món ăn tự nấu như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, sữa chua hoặc rau củ trộn trong thời gian dài.
- Không nên nghĩ rằng thực đơn ăn uống bắt buộc phải chứa đầy đủ hết tất cả các chất dinh dưỡng. Ăn uống điều độ không có nghĩa là con bạn chỉ chăm chăm ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thỉnh thoảng bé vẫn có thể cho phép mình ăn các loại thức ăn khác.
Hình thành thói quen lựa chọn thức ăn tốt cho sức khỏe
Khi bạn không ở bên con, bạn có thể làm một số điều sau để duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho con:
- Đề nghị căn tin trường học bán các loại thực phẩm lành mạnh với giá thấp;
- Khuyến khích con giúp đỡ người lớn trong nhà mua sắm thức ăn;
- Giúp đỡ gia đình nấu ăn khi ở nhà.
Một số điều cần lưu ý:
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển lứa tuổi này. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Năng lượng:
2.100-2.200 kcal một ngày với nữ và 2.100-2.900 kcal một ngày với nam. Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu khác nhau.
Đạm:
Đóng vai trò hết sức quan trọng, khoảng 70 g với nam và 60 g với nữ.
Nhu cầu chất đạm lứa tuổi vị thành niên cần thiết cho tốc độ phát triển, Vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hoócmôn). Đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể.
Chất béo:
40-50 g, nguồn chất béo từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối là 70% và 30%. Năng lượng do lipit cung cấp trong khẩu phần khoảng 20%.
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng. Giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K.
Vitamin, khoáng chất:
Chất sắt:
- Sắt là thành phần của huyết sắc tố. Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và là thành phần quan trọng của hemoglobin. Sắt trong cơ thể cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin). Vận chuyển oxy, CO2, phòng bệnh thiếu máu. Tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử.
- VitaminA: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường. Tăng cường khả năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm.
- Canxi: Rất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì. Vì giai đoạn này tốc độ phát triển chiều cao rất nhanh nhu cầu canxi nhiều.
Hy vọng qua bài viết thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ vị thành niên, các bậc phụ huynh có thể tạo ra thói quen và ăn uống lành mạnh cho chính con mình.
Nguồn: phongbenh247.com