Nếu bạn là một người đam mê du lịch nhưng cũng là một tay phượt. Nếu bạn muốn tìm một địa điểm để thỏa mãn niềm đam mê đó. Thì chắc chắn Tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc sẽ thỏa mãn bạn. Tọa lạc ở vị trí xa xôi hiểm trở. Cùng với hình dạng uốn lượn, cao dốc của chúng. Tứ đại đèo sẽ là cái tên sáng giá cho những phượt thủ đam mê du lịch. Hãy cùng TTGT 24H tìm hiểu về tứ đại đèo này qua bài viết dưới đây. Vì sao chúng lại được gọi tên như vậy. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
Tứ đại đỉnh đèo ở Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực vùng núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam. Nhắc đến Tây Bắc, chúng ta liên tưởng ngay đến những dãy núi non hùng vĩ trùng điệp. Những bản sương giăng, những đèo mây phủ. Những ruộng bậc thang kỳ vỳ, những cánh rừng hoa ban – mơ – mai – mận – đào. Những nụ cười rạng rỡ thơ ngây của những em bé dân tộc,… Tất cả hòa quyện lại làm nên một Tây bắc vô cùng quyến rũ, gọi mời những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp vùng cao ở nơi đây
Đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng là 4 đỉnh đèo đã đi vào huyền thoại. Với những người đam mê phượt du lịch. Và khám phá vùng đất Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ. Sự hấp dẫn của những đỉnh đèo này luôn thôi thúc con người trải nghiệm. Cùng TTGT 24H tìm hiểu sức lôi cuốn kì lạ của những địa điểm này ngay thôi!
Đèo Ô Qúy Hồ ( Đèo Hoàng Liên Sơn)
Đèo Ô Quý Hồ, đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là đèo trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam. Đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh. Tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là “đèo Trạm Tôn”. Đèo còn có tên địa phương còn là Cổng Trời. Tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo với tên đèo Ô Quý Hồ. Đây là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao 2.073m so với mực nước, hay với tên gọi khác là đèo Hoàng Liên bởi đèo vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Mây vì quanh năm trên đỉnh đèo mây phủ trắng xóa tuyệt đẹp. Với độ dài 50km, đây là đỉnh đèo dài nhất Việt Nam, hiểm trở và hùng vĩ nhất tại miền Bắc, còn được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đèo nằm trên Quốc lộ 4D, nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đỉnh đèo cũng là ranh giới giữa hai tỉnh. Bạn có thể đi tàu lên Lào Cai và thuê xe máy để trải nghiệm đèo Ô Quy Đầu nổi tiếng này.
Đèo Cao Phạ – Văn Chấn, Yên Bái
Nằm giữa ranh giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yến Bái. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như: La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… Với độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Tứ đại đỉnh đèo miền Bắc Khau Phạ không chỉ hút hồn bởi sự hùng vĩ, hiểm trở của cung đường đèo. Nơi đây còn hấp dẫn khách du lịch bởi những ruộng bậc thang. Lúa chín vàng thơm mùi lúc mới vào tháng 9 và tháng 10.
Suốt đoạn đường sẽ có mây phủ nhẹ mỗi xế chiều, càng lên cao không khí càng lạnh hơn. Bạn nên chuẩn bị quần áo đủ ấm, áo mưa đề phòng những con mưa bất chợt. Sẽ là những trải nghiệm siêu tuyệt vời khi trên cao là núi non, dưới là vực sâu hun hút.
Dốc Pha Đin
Đi phượt tứ đại đỉnh đèo chắc chắn không nên bỏ lỡ đèo Pha Đin ở Điện Biên. Nằm trên Quốc lộ 6 đường từ Hà Nội lên Điện Biên, ở ranh giới giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với độ dài 44km, điểm cao nhất nằm ở độ cao 1.648m so với mực nước biển. Địa thế rất hiểm trở với 1 bên là vách núi, 1 bên là vực sâu. Sẽ là trải nghiệm cực mạnh cho những ai đam mê mạo hiểm và khám phá.
Nơi đây còn sở hữu 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm. Bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z. Mùa mưa đi lại rất khó khăn nhưng lại khiến nhiều du khách thích thú. Trên đỉnh đèo luôn có mây mù bao phủ. Phóng tầm mắt xuống dưới lác đác vài ngôi nhà sàn của bà con dân tộc cùng những cánh đồng xanh ngát.
Đèo Mã Pí Lèng, Mèo Vạc, Hà Giang
Là một trong những đèo nguy hiểm nhất Việt Nam. Mã Pí Lèng dài khoảng 20km vượt một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn. Đèo nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc. Tại đèo có trạm dừng chân cho du khách thưởng ngoạn khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên. Và tấm bia đá ghi lại dấu ấn trong quá trình xây đường đèo.
Sự chập trùng của mây núi, đèo cao, vực sâu luôn tạo cảm hứng cho những ai đã từng trải nghiệm đỉnh đèo này. Đứng trên đỉnh đèo, du khách như được ôm trọn cả khung cảnh thiên nhiên rộng lớn vào vòng tay. Tận hưởng bầu không khí se lạnh trong lành. Cảm nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ưu ái cho vùng núi Tây Bắc.
Phải đi mới thấy được hết vẻ đẹp của tứ đại đỉnh đèo Việt Nam hùng vĩ, thơ mộng và độc đáo như thế nào. Phải đi thì mới thêm yêu cảnh đẹp của quê hương Việt Nam kì vĩ.
Nguồn: tuvandulich.vn